TĂNG NGUY CƠ NGHIỆN KHI HÚT THUỐC LÁ TRỘN CẦN SA

Hút thuốc lá trộn cần sa tăng nguy cơ nghiện và ít động cơ bỏ hút.

 Theo Tổ chức Y tế Thế giới và Liên hiệp Văn phòng các Quốc gia về Ma túy và Tội phạm, thế giới có khoảng 1 tỷ người hút thuốc lá và 182 triệu người hút thuốc lá trộn cần sa. Nhiều người trộn thuốc lá và cần sa hút vì rẻ, hít vô “đã thèm” hơn.

 Quá trình phụ thuộc cần sa và phụ thuộc thuốc lá tương tự nhau, do vậy khó tách biệt tình trạng này ở người trộn 2 loại gây nghiện này khi hút. Cần sa ít gây nghiện hơn thuốc lá nhưng khi hút thuốc lá trộn cần sa thì động cơ bỏ hút thấp hơn.

 Nghiên cứu khảo sát gần 34,000  người hút cần sa ở 18 nước Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Úc. Khảo sát tiến hành online không xưng danh tính (2014 Global Drug Survey).

 Thuốc lá trộn cần sa được dùng nhiều (tới 91 %) ở các nước Châu Âu so với 52 % ở Úc và 21 % ở New Zealand. Cần sa trộn thuốc lá ít phổ biến ở Canada (16 %), 4 % ở Mỹ và khoảng 7 % ở Mehico và Brazil.

Cách thức sử dụng cần sa bằng ống hút ở Mỹ 13 %, ở Canada 11 %, nhưng cách dùng này không phổ biến ở các nước còn lại trong khảo sát. Tuy nhiên các tác giả nghiên cứu cho biết cách sử dụng cần sa có thể ảnh hưởng tới  động cơ bỏ hút cần sa hay tham vấn chuyên môn để cai nghiện.

62 % người dùng cần sa không trộn thuốc lá có khuynh hướng tham vấn điều trị nghiện. 81 % người hút thuốc lá số lượng ít có khuynh hướng này.

Kết quả này cho thấy tầm quan trọng của công tác phòng ngừa và điều trị nghiện cần sa. Thay đổi môi trường pháp luật và tăng cường nghiên cứu tác hại có thể giảm sử dụng thuốc lá trộn cần sa.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tác hại của thuốc lá đã rất rõ ràng. Tác hại trước mắt của cần sa là mất vận động, hoạt động trí nhớ giảm và mất các kỹ năng quyết định trong việc làm và trong họat động hàng ngày. Tác hại của cần sa trộn thuốc lá là phụ thuộc (nghiện), giảm thường xuyên hoạt động chức năng của não bộ, bệnh tim, phổi và một vài loại ung thư.

 Thực tế thăm khám người nghiện cho thất bệnh nhân thường không khai báo đã từng hút cần sa trộn với thuốc lá ngay khi khám lần đầu. Phải qua một thời gian tái khám thấy dùng thuốc chuyên khoa có hiệu quả và “được thân thiện” mới “nói thật”. Đa phần người nghiện đến khám không còn hình hài khỏe mạnh và sự nhạy bén trong tiếp xúc đáng có so với tuổi tác. Nguy cơ nghiện các chất ma túy khác, đặc biệt các loại ma túy tổng hợp ở những đối tượng này rất cao và đây là một trong những lý do đến khám.

Bs Phạm Văn Trụ. Bv TT Tp HCM.